Chính trị Quần_đảo_Solomon

Toà nhà Nghị viện

Quần đảo Solomon là một quốc gia quân chủ lập hiến và có một chính phủ theo hệ thống nghị viện. Nữ hoàng Elizabeth IIQuốc vương Quần đảo Solomon và là nguyên thủ quốc gia; bà được đại diện bởi Tổng Toàn quyền người được Nghị viện chọn lựa với nhiệm kỳ năm năm. Có một nghị viện đơn viện gồm 50 thành viên, được bầu với nhiệm kỳ 4 năm. Tuy nhiên, Nghị viện có thể bị giải tán theo đa số phiếu thành viên của nó trước khi kết thúc nhiệm kỳ. Đại diện Nghị viện dựa trên cơ sở một đại diện. Quyền bỏ phiếu dành cho mọi công dân trên 21 tuổi.[9] Lãnh đạo Chính phủThủ tướng, người được Nghị viện bầu ra và có quyền lựa chọn các thành viên của Chính phủ. Mỗi bộ do một thành viên chính phủ đứng đầu và được giúp đỡ bởi một thư ký, một viên chức dân sự, lãnh đạo các viên chức trong bộ.

Chính phủ Quần đảo Solomon có đặc điểm bởi các đảng chính trị yếu (xem Danh sách Đảng Chính trị của Quần đảo Solomon) và các liên minh rất không ổn định. Chính phủ thường phải đối mặt với các cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm và quyền lãnh đạo chính phủ vì thế cũng thay đổi thường xuyên. Việc thay đổi chính phủ là điều thường thấy.

quyền sở hữu đất đai được dành riêng cho công dân Quần đảo Solomon. Pháp luật cho phép các công dân nước ngoài định cư như người Trung Quốc và người Kiribati, có được quyền công dân thông qua việc nhập quốc tịch. Đất đai nói chung vẫn nằm trong tay các gia đình hay làng xã và có thể được trao thừa kế từ cha mẹ cho con cái theo phong tục địa phương. Người dân đảo không muốn sử dụng đất đai vào các lĩnh vực kinh tế phi truyền thống, và điều này khiến việc tranh cãi về quyền sở hữu đất đai tiếp tục diễn ra.

Các lực lượng phi quân sự được Quần đảo Solomon duy trì, mặc dù họ có lực lượng cảnh sát gần 500 người gồm cả một đơn vị biên phòng. Cảnh sát cũng chịu trách nhiệm cứu hoả, cứu hộ thiên tai và tuần tra biển. Lực lượng cảnh sát nằm dưới quyền chỉ huy của một uỷ viên hội đồng, được chỉ định bởi Tổng Toàn quyền và chịu trách nhiệm trước thủ tướng. Ngày 27 tháng 12 năm 2006, Chính phủ Quần đảo Solomon nói họ đã thực hiện các bước nhằm ngăn vị lãnh đạo cảnh sát người Australia quay về quốc gia Thái Bình Dương. Ngày 12 tháng 1 năm 2007, Australia đã thay thế nhà ngoại giao hàng đầu của họ bị trục xuất khỏi Quần đảo Solomon vì có hành động hoà giải nhằm giảm căng thẳng cuộc tranh cãi kéo dài bốn tháng giữa hai chính phủ.

Ngày 11 tháng 7 năm 2007, Quần đảo Solomon đưa Julian Moti lên làm Tổng chưởng lý. Moti hiện bị Australia truy nã vì liên quan tới hành động lạm dụng tình dục trẻ em. Thủ tướng Australia John Howard đã gọi hành động này là "khá kỳ lạ". Bộ trưởng ngoại giao Australia Alexander Downer đã miêu tả quốc gia này là một "kho truyện cười" của thế giới văn minh.[10] Tuy nhiên những lời cáo buộc của Australia chống lại Moti liên quan tới những sự kiện diễn ra ở Vanuatu, và những cáo buộc tương tự mà các toà án tại Vanuatu đã xoá bỏ trong thập niên 1990. Julian Moti đã thu hút sự chú ý của Australia bởi ông cố vấn cho Chính phủ Quần đảo Solomon điều tra trách nhiệm của cảnh sát Australia trong việc gây ra những vụ bạo loạn năm 2006 tại Honiara.

Ngày 13 tháng 12 năm 2007, Thủ tướng Manasseh Sogavare bị cách chức sau một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Nghị viện,[11] sau sự ly khai của năm Bộ trưởng thuộc phe đối lập. Đây là lần đầu tiên Thủ tướng mất chức theo cách này ở Quần đảo Solomon. Ngày 20 tháng 12, Nghị viện bầu ứng cử viên phe đối lập (và là cựu Bộ trưởng Giáo dục) Derek Sikua làm Thủ tướng, với số phiếu 32 trên 15.[12][13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quần_đảo_Solomon http://news.sbs.com.au/worldnewsaustralia/solomons... http://rspas.anu.edu.au/papers/melanesia/working_p... http://www.radioaustralia.net.au/news/stories/s212... http://www.pacificpublications.biz http://www.intercultures.ca/cil-cai/country_overvi... http://www.pacificislands.cc/pina/pinadefault.php?... http://www.breakinglegalnews.com/entry/Solomon-Isl... http://www.ethnologue.com/show_country.asp?name=So... http://books.google.com/books?id=qQ0ApgIOPtEC&dq=o... http://honours.homestead.com/solo.html